Các di tích văn hóa Cửa_biển_Thần_Phù

  • Đền Nhân Phẩm: Còn được gọi là Đền Áp Lãng (Ấp Lãng) là di tích quan trọng nhất của khu vực vì đối tượng suy tôn trong đền là Áp Lãng Chân Nhân, vị thần dẹp yên sóng dữ cho cửa biển này. Đền thuộc thôn Yên Phẩm xã Yên Lâm. Đây là ngôi đền cổ có kiến trúc đơn giản, giống một ngôi nhà cổ. Lễ hội đền diễn ra vào ngày 6/1 âm lịch hàng năm.
  • Chùa Thần Phù (Thanh Hóa): toạ lạc tại thôn Chính Đại, xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Chùa nằm bên sông Nhà Lê, còn được gọi là chùa Hàn Sơn. Nhiều hạng mục công trình được phục dựng năm 2015. Chùa thờ Phật, thờ Thần Áp Lãng Chân Nhân và Thiền sư Nguyễn Minh Không.
  • Chùa Thần Phù (Ninh Bình): cách chùa Thanh Hóa khoảng 2 km. Đây là một ngôi chùa nhỏ, kiến trúc đơn giản thuộc thôn Thần Phù, xã Yên Lâm huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình. Chùa Thần Phù còn được gọi là chùa Hoa Khéo, đã trùng tu nhiều lần. Trong ngôi chùa cũ hiện còn hai pho tượng tạc bằng đá, dáng tĩnh tọa làm phép, đọc phù chú, cao 1,1m. Hai pho tượng này mặc y phục vải mềm, thụng kiểu đạo sĩ. Đây là ngôi chùa duy nhất có tượng đạo sĩ được phối thờ chung hiện thấy ở Thanh HóaNinh Bình.[2]
  • Đình Phù Sa: cách Đền Áp Lãng khoảng 1 km, đây là một di tích văn hóa ở cửa biển Thần Phù được Nhà nước xếp hạng Di Tích Văn Hóa Lịch sử Cấp Quốc gia. Đình Phù Sa thờ Thần Áp Lãng Chân Nhân và Triệu Việt Vương.
  • Đình Anh Tốt (Yên Tốt): thờ Áp Lãng Chân Nhân gắn liền với tín ngưỡng, lễ hội hàng năm của nhân dân làng Yên Tốt, Yên Lâm, Yên Mô.
  • Đình Đông Cao: cũng thờ Áp Lãng Chân Nhân gắn liền với tín ngưỡng, lễ hội hàng năm của nhân dân làng Đông Yên, Yên Lâm, Yên Mô.
  • Bia đá cửa Thần Phù được hậu thế tạc trên vách núi đá có khắc chữ "Thần" (神) lớn hướng ra phía biển (còn gọi là núi Thạch Bi), lại thuộc xã Nga Thiện, Nga Sơn, thượng nguồn sông Hoạt, phía Tây khu vực Cửa thần Phù.
  • Quanh khu vực cửa Thần Phù có nhiều di tích thờ Lê Đại Hành cùng phối thờ Lý Thái Tông, là 2 vị vua đã xây dựng hệ thống phòng tuyến quân sự tại khu vực này đó là các đình Quảng Công, đình Từ Đường, đền Thượng Ngọc Lâm, đền Vua Lê Đại Hành ở 3 xã Yên Thái, Yên Lâm và Lai Thành.
  • Thành Lưu Thủ nằm trên địa bàn xã Yên Đồng, được xây dựng từ thời Hùng Vương. Toà thành hình bầu dục, có quy mô cao rộng, góc Đông-Nam được mở một con đường đi qua Cổ Lâm để ra cửa biển Thần Phù, gọi là đường Cổng, dài khoảng 10 km. Góc Tây-Nam giáp Eo Ưu, một cái eo quanh co trên lưng chừng núi để sang phía bên kia - mạn huyện Nga Sơn, Thanh Hoá.[3]
  • Thành Quảng Công là tòa thành do Hồ Quý Ly xây dựng. Ông đã cho tải đá lấp kênh lẫm để xây thành, tạo thêm sự hiểm trở cho việc bày trận. Vua Lê Thánh Tông đi chiến thuyền qua đây để chinh phạt phương Nam, đã có thơ về toà thành này.